-
- Tổng tiền thanh toán:
2021 Cuộc Chiến Giữa Hai Ông Lớn "NIKE và ADIDAS"
Đăng bởi Hà Vũ Thiên Phúc
Trong khi bạn đang đi học, vội vã đến nơi đi chơi, đến nơi làm việc, đang ăn cơm và đang chơi đùa với cuộc sống bộn bề và biết bao lo lắng suy nghĩ cho một ngày. Thì cuộc chiến giữa Adidas và Nike vẫn diễn ra từng phút từng giây không có dấu hiệu của sự dừng lại. Dù vậy, bạn đừng lo lắng quá nhiều, cạnh tranh điều tất yếu cuối cùng của nó luôn dẫn đến sự phát triển và tồn tại, trong trường hợp này, Adidas và Nike sẽ vẫn chiến đấu không mệt mỏi, vì họ biết rằng, mỗi giờ họ lãng phí là mỗi giờ đối thủ của họ sẽ tiến gần hơn đến trái tim của khách hàng. Nhưng cuối cùng ai sẽ dành được ngôi vị quán quân trong lòng giới hâm mộ giày thể thao đây?
NIKE VÀ ADIDAS ĐỀU CÓ LỊCH SỬ LẪY LỪNG TRONG NHỮNG NĂM THÁNG HÌNH THÀNH.
Năm 1964, Nike chào đời. Người sáng lập đầu tiên gạo cội của Nike chính là vận động viên điền kinh Bill Bowerman cùng học trò của ông là Philip Knight. 16 năm sau, Nike chính thức vượt mặt Adidas và trở thành thương hiệu giày thể thao hàng đầu ở Mỹ khi kí hợp đồng với Michael Jordan – Một cầu thủ bóng rổ nổi tiếng của Hoa Kì. Kể từ đấy cầu thủ này trở thành người dẫn đầu phong cách thể thao với đôi giày Air Jordan là thần tượng của biết bao thanh thiếu niên ở Mỹ. Không dừng lại ở việc cố định sản xuất giày, Nike cũng dẫn lối đột phá và lấn sân vào quần áo, dụng cụ thể thao và nhiều mặt hàng có thể kinh doanh và mang lại lợi nhuận đến cho họ.
Nói về Adidas, ra đời vào năm 1949. Người sáng lập Adi Dassler đã dành rất nhiều tâm huyết, đam mê để dẫn dắt đôi giày của mình vươn xa cho đến ngày hôm nay. Adidas được xếp là một trong những thương hiệu thể thao quyền năng nhất thế giới. Nếu bạn muốn đánh giá năng lực của Adidas, không nói nhiều bạn hãy nhìn lại đối thủ của họ là ai, chính là Nike, nếu không mạnh thì Adidas sẽ kiệt sức mất trong cuộc chạy đua với Nike. Adidas cũng như Nike đã phủ sóng thương hiệu của mình trong lĩnh vực quần áo, dụng cụ thể thao trên mọi nơi và ai cũng biết đến.
NIKE VÀ ADIDAS AI MẠNH HƠN AI?
Nike cho tới thời điểm này, nhận định doanh thu cả năm 2020 có thể sẽ tốt hơn dự kiến trước đó, sau khi doanh số bán hàng trực tuyến của công ty này đã tăng quý thứ ba liên tiếp nhờ tâm lý e ngại lây nhiễm dịch COVID-19 của người tiêu dùng có nhu cầu về đồ thể thao. Theo đó, doanh thu của Nike đã tăng khoảng 9% lên 11,24 tỷ USD trong quý kết thúc vào ngày 30/11, cao hơn mức dự báo trung bình 10,56 tỷ USD của giới chuyên gia trước đó.
Lợi nhuận của Nike cũng tăng 12% lên 1,25 tỷ USD, tương đương 78 xu/cổ phiếu và vượt kỳ vọng của các nhà phân tích là 62 xu/cổ phiếu. Trong khi đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý vào cùng giai đoạn giảm 2% xuống còn 3,3 tỷ USD. Sự suy giảm chi tiêu trên là vì trong giai đoạn đại dịch COVID-19 hoành hành, Nike không chi nhiều cho việc tiếp thị thương hiệu và các sự kiện thể thao của mình.
ADIDAS ở thời điểm hiện tai, doanh số giảm 19%, xuống còn 4,75 tỷ Euro và lợi nhuận sau thuế giảm 97%, xuống còn vẻn vẹn 20 triệu Euro.
Trong thông báo, hãng sản xuất đồ thể thao lớn thứ hai thế giới cho biết, do hàng loạt cửa hàng tại Trung Quốc phải đóng cửa, lợi nhuận ròng của hãng đã giảm 93%, còn 65 triệu Euro, giảm so với mức 875 triệu Euro đạt được cùng kỳ năm 2019. Hãng cho biết doanh số và lợi nhuận sẽ còn giảm mạnh hơn nữa trong quý II khi có tới 70% số cửa hàng trên toàn thế giới phải đóng cửa do dịch bệnh.
Trước đó, Adidas đã phải rút lại dự báo hoạt động kinh doanh năm 2020 do hậu quả của dịch COVID-19. Hãng hy vọng doanh số bán hàng tại Trung Quốc sẽ dần hồi phục trong tháng 4 và doanh số bán hàng trực tuyến sẽ tăng mạnh. Để giảm bớt những tác động về kinh tế cũng như giúp tăng tính thanh khoản, Adidas mới đây đã được đảm bảo khoản tín dụng 3 tỷ Euro, trong đó 2,4 tỷ Euro từ Ngân hàng Tái thiết Đức.
Nike cũng rất liều lĩnh khi đầu tư 3 tỉ USD cho chi phí marketing. Điều đó cho thấy rằng tham vọng dẫn đầu của Nike rất mãnh liệt.Tuy vậy, Adidas vẫn không đứng yên chịu thua, họ vẫn chịu khó đổi mới chiến lược, đầu tư nhiều hơn để giày lại vị thế ban đầu của mình.
AI TÀI HƠN AI-AI THÔNG MINH HƠN AI?
Điều đáng chú ý nhất 3 nhà thiết kế thần đồng nhất của ông lớn Nike là Denis Dekovic, Marc Dolce, Mark Miner đã rời bỏ Nike vào 2014 bởi áp lực, và sự bóc lột của Nike đối với chất xám của họ. Khi Adidas nghe được tin này, họ đã tìm và liên hệ đến 3 nhà thiết kế trên và ngỏ ý muốn đầu tư cho bộ ba mở studio riêng, nhưng dưới sự kiểm soát của giám đốc thiết kế Paul Gaudio, đồng thời mọi thiết kế của họ được khuyến nghị là nên phản Nike. Tại studio này, banner quảng cáo của hãng Adidas sẽ được treo lên như một lời khiêu khích, thách thức mạnh mẽ.
Họ thích xưởng thiết kế Adidas vì nơi đây họ được chứng kiến đủ loại thiết kế vừa mới mẻ, hết sức đột phá, điên cuồng và những người thiết kế luôn đam mê mãnh liệt với những đứa con tinh thần của họ, với những ý tưởng bị người khác cho là “thần kinh”.
KẾT QUẢ…
Adidas và Nike đều là những thương hiệu tiếng tăm lẫy lừng mà ai cũng biết đến, và tất nhiên trí tuệ và sự sáng tạo của cả hai cũng sẽ ngang nhau, ai đổ nhiều tiền và đầu tư hợp lý thì người đó sẽ chiến thắng. Tuy nhiên xét về mặt khách quan với khách hàng trên toàn cầu mà nói, Adidas hay Nike nắm giữ ngôi vị quán quân không quan trọng nữa, bởi trong lòng họ 2 thương hiệu này đều tốt như nhau, đều quan tâm đến bàn chân của họ và cuộc cạnh tranh khốc liệt này vẫn sẽ diễn ra, và người tận hưởng đó chính là khách hàng và ắt hẳn chúng ta vẫn sẽ tiếp tục phải chi nhiều tiền hơn để có thể sở hữu sản phẩm của cả hai ông lớn trong giới sneakers học này.